TỔNG QUAN ĐẤT NƯỚC PAKISTAN

 

Thông tin cơ bản

Tên đầy đủ

Cộng hòa hồi giáo Pakistan

Vị trí địa lý

Nằm ở Nam Á, tiếp giáp biển Ả Rập, nằm giữa Ấn Độ và phía đông của Iran và phía Tây của Afghanistan, phía Bắc của Trung Quốc

Diện tích Km2

803,940

Tài nguyên thiên nhiên

Đất , khí tự nhiên, dầu thô, than đá, mỏ sắt, đồng, muối, đá vôi

Dân số (triệu người)

193.24

Cấu trúc dân số

0-14 tuổi: 34%

15-24 tuổi: 21.6%

25-54 tuổi: 35.1%

55-64 tuổi: 5%

Trên 65 tuổi: 4.3%

Tỷ lệ tăng dân số (%)

1.520

Dân tộc

Người Punjabi, Sindhi, Pashtun (Pathan), Baloch, Muhajir

Thủ đô

Islamabad

Quốc khánh

14/8/1947

Hệ thống pháp luật

Dựa theo luật của Anh 

GDP (tỷ USD)

514.6

Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%)

3.7

GDP theo đầu người (USD)

2900

GDP theo cấu trúc ngành

nông nghiệp: 20.1%

công nghiệp: 25.5%

dịch vụ: 54.4%

Lực lượng lao động (triệu)

60.36

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp

nông nghiệp: 45.1%

công nghiệp: 20.7%

dịch vụ: 34.2%

Sản phẩm Nông nghiệp

Bông, lúa mỳ, gạo, đường mía, hoa quả, rau, sữa, thịt bò, thịt cừu,  trứng

Công nghiệp

Hàng dệt may và thêu thùa, chế biến thực phẩm, dược phẩm, vật liệu xây dựng, sản phẩm giấy, phân bón, tôm

Xuất khẩu (triệu USD)

24660

Mặt hàng xuất khẩu

Dệt may, gạo, đồ da, đồ thể thao, hóa chất, hàng công nghiệp, thảm 

Đối tác xuất khẩu

Hoa Kỳ, Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Afghanistan, Anh, Trung Quốc, Đức

Nhập khẩu (triệu USD)

40820

Mặt hàng nhập khẩu

Dầu và các sản phẩm từ dầu, máy móc, nhựa, thiết bị vận tải, dầu ăn, giấy và bìa, sắt thép, chè

Đối tác nhập khẩu

Trung Quốc, Saudi Arabia, Tiểu vương quốc A rập Thống nhất, Kuwait, Malaysia, Nhật Bản

Nguồn: CIA 2013

 

Theo thể chế nhà nước : Theo thể chế cộng hòa tổng thống, chế độ lưỡng viện (từ năm 1973).
  • Hiến pháp được ban hành ngày 10 tháng Tư năm 1973, bị bãi bỏ ngày 5 tháng Bốy năm 1977, được khôi phục và sửa đổi ngày 30 tháng Mười Hai năm 1985 và được sửa đổi gần đầy nhất năm 1997, đình chỉnh ngày 15 tháng Mười năm 1999.

  • Có 4 tỉnh, một đặc khu và thủ đô.

  • Theo hiến pháp, thượng nghị viện của Pakistan gồm 87 thành viên, trong đó có 76 người được bầu từ 4 tỉnh (mỗi tỉnh bầu ra 19 người, nhiệm kỳ 6 năm), 8 thượng nghị sỹ được bầu từ các vùng bộ lạc trực thuộc liên bang và 3 thượng nghị sỹ đại diện cho thủ đô của liên bang. 1/3 số thành viên được bầu lại hai năm một lần. Quốc hội, gồm 217 thành viên, trong đó 207 thành viên thuộc đạo Hồi được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm và 10 thành viên đại diện cho thiểu số người không theo đạo Hồi. Tổng thống được đại cử tri bầu, nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng. Thủ tướng bổ nhiệm các thành viên của Nội các. Nội các chiụ trách nhiệm trước Quốc hội. Bốn tỉnh của Pakistan, vùng A – dát – Ca – sơ – mia và các vùng phía bắc đều có các cơ quan lập pháp riêng.

Địa lý
  • Nằm ở Nam á, gần khu vực trung cận đông. Sông Induso chia Pakistan thành hai vùng: vùng cao nguyên ở phía tây và vùng thấp ở phía đông. Vùng Baluchixtan phía nam có nhiều đồi và núi thấp chạy theo hướng đông bắc – tây nam. Ở tỉnh biên giới phía tây – bắc và các khu vực còn tranh chấp có các dãy núi cao hơn 7000m, trong đó có dãy Ka –ra –kô – ram, các nhánh của dãy Hiamlaya và dãy Hindu Cuốc. Đỉnh núi cao nhất của Pakistan là Gốt – uyn Au – xten, cao tới 8.607m, đứng thứ hai trên thế giới. Thung lũng sông In-đu – xơ và các thung lũng phụ cận là khu vực nông nghiệp lớn, nơi cư trú chủ yếu cảu người Pa – ki – xtan. Miền đông của Pa – ki – xtan là một phần của sa mạc tha của Ấn Độ.

  • Các sông chính: Sông In- đu – xơ, 2.880 km; sông Sút lê, 1.450km.

Khí hậu:
  • Miền bắc và miền tây Pakistan có khí hậu khô. Miền nam và phần lớn miền đông có khí hậu nhiệt đới, gió mùa.

  • Khí hậu biến đổi mạnh theo mùa và theo độ cao, từ khí hậu nhiệt đới nóng ở vùng ven biển đến khí hậu miền núi lạnh ở vùng biên giới phía bắc.

Kinh tế
  • Công nghiệp chiếm 26,6%, nông nghiệp: 25,2% và dịch vụ 48,2% GDP.

  • Hơn một nửa lực lượng lao động làm nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa và lúa mì. Bông xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ chính. Chính phủ khuyến khích các chương trình thủy lợi để cải tạo hơn một nửa diện tích đất canh tác dễ bị úng nước hoặc nhiễm mặn. Mặc dù Pakistan có nhiều khoáng sản như than đá, vàng và đồng, nhưng các tài nguyên này vẫn chưa phát huy tác dụng. Các ngành công nghiệp chủ yếu là chế biến thực phẩm, dệt và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất điện năng đạt 59,262 tỷ kWh, thủy điện chiếm 36,31%, tiêu thụ 55,114 tỷ kWh. Thất nghiệp và thiếu việc làm là một vấn đề lớn. Pakistan phải dựa vào viện trợ quốc tế và khoản tiền gửi về nước của những người Pakistan lao động ở nước ngoài.

Văn hóa xã hội
  • Số người biết đọc, biết viết đạt 37,8%, nam: 50%; nữ 24,4%.

  • Giáo dục tiểu học được miễn phí, nhưng do khó khăn về kinh tế nhiều trẻ em phải bỏ học. Chính phủ chú ý đến phát triển giáo dục, đặc biệt là đào tạo các chuyên gia kỹ thuật.

  • Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng chưa phát triển. Thiếu bệnh viện, nhân viên y tế và trang thiết bị. Chất xám trong ngành y bị chảy ra ngoài vì có thu nhập cao hơn.

  • Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: đường mòn Khai – bơ, các di tích ở Môengiôđarô và Taxila, thung lũng soát, dãy Himalaia, các đền và nhà thờ Hồi giáo Ixlamabát và Karachi….

Nguồn :http://vietnamexport.com/nuoc-lanh-tho/145/tong-quan.html