I.Các nước được miễn visa
Trừ công dân thuộc các nước được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam, công dân thuộc các nước còn lại phải xin visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước mà họ đang cư trú hoặc nhận visa vào Việt Nam tại sân bay quốc tế của Việt Nam
-
Công dân Liên bang Nga mang hộ chiếu phổ thông, không phân biệt mục đích nhập cảnh, được miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày
-
Công dân Nhật Bản và công dân Hàn Quốc, không phân biệt loại hộ chiếu (Thực tế, chủ yếu áp dụng đối với HCPT vì Nhật Bản và Hàn Quốc đã có thoả thuận với Việt Nam về miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV), được miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời gian tạm trú không quá 15 ngày
-
Công dân Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thuỵ Điển không phân biệt loại hộ chiếu và mục đích nhập cảnh được miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày
-
Công dân Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italia sẽ được miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú tại Việt Nam không quá 15 ngày
-
Quan chức, viên chức Ban Thư ký ASEAN, công dân các nước Asian được miễn thị thực Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 30 ngày, không phân biệt hộ chiếu của họ
II.Các cách xin visa Việt Nam cho người nước ngoài
Cách 1: Xin visa Việt Nam tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam tại xuất phát
-
Người nước ngoài có thể tự xin visa Việt Nam trực tiếp tại quốc gia mà họ đang sinh sống hoặc tại nước mà có Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam.
-
Cách này người nước ngoài phải tự chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam, phải đợi chờ kết quả visa Việt Nam theo qui định của Đại sứ quán mỗi nước, thanh toán lệ phí dán visa Việt Nam, thời hạn visa sẽ do Đại sứ quán Việt Nam quyết định, thậm chí có thể phải tốn thêm chi phí di chuyển đến thành phố có Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam, tuy nhiên cách xin visa này đảm bảo sự an toàn cao là họ đã có được visa Việt Nam dán trên hộ chiếu của họ
Cách 2: Nhận visa Việt Nam tại các sân bay quốc tế của Việt Nam - Visa on arrival
Đây là cách phổ biến và được nhiều người nước ngoài ưu tiên chọn lựa khi tiến hành xin visa Việt Nam. Đối với cách này, người nước ngoài phải thực hiện 2 bước thì mới hoàn thành việc dán visa Việt Nam theo qui định:
Bước 1: Xin công văn nhập cảnh Việt Nam - Pre-approved Vietnam Visa
-
Người nước ngoài có thể thông qua công ty có đăng ký và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để làm hồ sơ bảo lãnh xin visa Việt Nam cho người nước ngoài với cục quản lý xuất nhập cảnh trước khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam (công văn nhập cảnh “Visa Approval Letter”)
-
Công văn nhập cảnh “Visa Approval Letter” là văn bản do Cục quản lý xuất nhập cảnh chấp thuận và đồng ý cho phép người nước ngoài được phép nhập cảnh và nhận visa Việt Nam với các mục đích như du lịch, thương mại, đầu tư, lao động, thăm thân nhân tại Việt Nam
-
Nội dung của công văn nhập cảnh được Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh duyệt bao gồm thông tin về cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mời bảo lãnh người nước ngoài, thông tin cá nhân của người nước ngoài, thời hạn nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam và địa điểm nhận thị thực visa Việt Nam.
Bước 2: Nhận visa Việt Nam tại 1 trong các sân bay quốc tế của Việt Nam
Sau khi có được công văn nhập cảnh - Pre-approved Vietnam Visa do cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp thì người nước ngoài in công văn nhập cảnh cùng với các giấy tờ cá nhân khác như: hộ chiếu bản chính, 1 tấm hình 4x6 cm, lệ phí visa Việt Nam và điền đơn xuất nhập cảnh Việt Nam và đặc biệt lưu ý phải đến đúng nơi được phép nhận visa Việt Nam được thể hiện trên công văn nhập cảnh thì mới dán được visa Việt Nam
Cách 3: Xin visa Việt Nam điện tử (E-visa)
-
Thị thực Visa điện tử Việt Nam là một loại thị thực do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài qua hệ thống giao dịch điện tử. Visa điện tử Việt Nam có giá trị một lần, thời hạn không quá 30 ngày.
-
Người nước ngoài đang ở nước ngoài, có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam có thể trực tiếp xin visa điện tử hoặc thông qua cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh. Phí cấp visa điện tử được nộp qua cổng thanh toán điện tử do Cục Quản lý xuất nhập cảnh quy định. Phí cấp visa điện tử và phí thanh toán visa điện tử không được hoàn trả trong trường hợp người đề nghị không được cấp thị thực.
III.Hồ sơ xin visa Việt Nam cho người nước ngoài
1.Người xin visa cần cung cấp các loại giấy tờ cho đơn vị bảo lãnh :
-
Scan mặt hộ chiếu của người xin visa Việt Nam
-
Xác nhận ngày dự kiến nhập cảnh Việt Nam
-
Xác nhận nơi nhận visa Việt Nam, có thể chọn 1 trong các nơi nhận sau đây:
-
Đại Sứ Quán (ĐSQ) hoặc Lãnh Sứ Quán (LSQ) Việt Nam ở nước ngoài
-
Tên cửa khẩu đường bộ quốc tế của Việt Nam
-
Tên sân bay quốc tế của Việt Nam như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh hoặc Phú Quốc
-
Sao y công chứng giấy đăng ký kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận đầu tư, hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
-
Các biểu mẫu xin công văn nhập cảnh do người đại diện pháp luật của công ty ký tên đóng dấu
2.Hồ sơ để dán visa:
-
Hộ chiếu bản chính còn thời hạn trên 6 tháng và phải còn ít nhất 2 trang trắng
-
2 tấm hình 4x6 cm phông nền trắng
-
In công văn nhập cảnh do cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp, in tất cả các trang
-
Hoàn thành đơn xin nhập xuất cảnh Việt Nam
IV.Lệ phí nộp visa :
-
25USD/khách cho visa 1 và 3 tháng một lần
-
50USD/khách cho visa 1 và 3 tháng nhiều lần
-
95USD/ khách cho visa 6 tháng nhiều lần và
-
135USD/ khách cho visa 1 năm nhiều lần